Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại Ninh Thuận tạm dừng do tình hình thực tế địa phương, dự kiến sẽ tổ chức lại vào thời điểm thích hợp.
Lễ hội Katê 2024 của đồng bào Chăm Ninh Thuận sôi động với các tiết mục văn nghệ độc đáo, tôn vinh văn hóa truyền thống và thu hút du khách.
Người dân, du khách tham quan trải nghiệm Tháp Pô Klong Grai. Lễ hội Katê, sự kiện văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, sẽ diễn ra từ ngày 1-3.10.2024 tại Ninh Thuận, với lễ chính tổ chức vào sáng ngày 2.10. Các nghi thức chính của lễ hội sẽ được thực hiện tại Tháp Pô Klong Garai (TP. Phan Rang - Tháp Chàm), Tháp Pô Rômê và Đền Pô Inư Nưgar (huyện Ninh Phước). Lễ hội bắt đầu vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 1.10 tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, với lễ rước y trang Pô Inư Nugar từ đồng bào Raglai ở thôn Tà Nô, xã Phước Hà. Ngày 2.10, từ 6 giờ 30 phút, Hội đồng Chức sắc và Ban phong tục các tháp sẽ tiến hành các nghi thức Katê truyền thống. Lễ hội kéo dài đến ngày 3.10 tại các làng Chăm theo đạo Bàlamôn. UBND tỉnh Ninh Thuận đang chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch chào mừng lễ hội, tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu về văn hóa Chăm trong thời gian diễn ra sự kiện. Hoạt động đón chà...
Du lịch Ninh Thuận về đích sớm với 3,2 triệu lượt khách trong 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu đạt 3.662 tỷ đồng, phát triển du lịch bền vững.
Làng gốm Bàu Trúc, di sản nghìn năm của người Chăm, nổi bật với kỹ thuật chế tác thủ công, là điểm đến văn hóa độc đáo tại Ninh Thuận.
Hai bảo vật quốc gia của Champa: bia Phước Thiện và tượng vua Pô Klong Garai, là minh chứng văn hóa đặc sắc, được vinh danh tại Ninh Thuận.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa Dân tộc Chăm lần thứ VI, diễn ra từ ngày 27 đến 29/9, tỉnh Ninh Thuận sẽ vinh dự công bố hai bảo vật quốc gia mới: Tượng thờ vua Pô Klong Garai và Bia Phước Thiện. Bia Phước Thiện hiện đang được trưng bày, phục vụ người dân, du khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: CLO . Chiều ngày 9/9, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Hà Nội), buổi họp báo giới thiệu Ngày hội đã được tổ chức. Tại đây, đại diện Bộ cho biết, trong đêm khai mạc, quyết định công nhận hai bảo vật quốc gia mới sẽ chính thức được công bố. Tượng thờ vua Pô Klong Garai, có niên đại từ thế kỷ 13-14, là tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch, bao gồm bệ Yoni và trụ Linga có hình mặt thần, được người Chăm thờ phụng tại đền tháp Pô Klong Garai ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Vua Po Klong Garai từng trị vì vương quốc Champa từ năm 1151-1205, được nhớ đến như một vị vua tài ba và có tầm ảnh hưởng lớn. Tượng thờ vua Pô Klong Garai. Ảnh: CLO . Bia ký Phước Thiện, được...
YNT - Đây là cách để bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của nghề gốm và nét đặc trưng của văn hóa Chăm.
'Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI' năm 2024 tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, với sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố.
Ngày hội nhằm quảng bá, giới thiệu nét đẹp về văn hóa, du lịch, con người của tỉnh Ninh Thuận và dân tộc Chăm với du khách trong nước và quốc tế.
Ninh Thuận còn dấu tích của vương quốc Chăm Pa cổ đại, hiện được đưa vào khai du lịch văn hóa như tháp Chàm, làng nghề truyền thống hay lễ cầu an.
Sản phẩm gốm Chăm thiết kế riêng để làm quà tặng được kỳ vọng làm gia tăng độ nhận diện hình ảnh, thương hiệu của gốm Chăm Ninh Thuận.
Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm tiêu biểu, trong đó có Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh.
Hình ảnh hiện vật. Ông Phú Minh Mạng (sinh 1974) ở thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, đang sở hữu một bộ bàn nghiền bằng đá. Nhận thấy đây là hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm, nên ông quyết định hiến tặng cho Trung tâm NCVH Chăm tỉnh Ninh Thuận để phục vụ trong công tác trưng bày, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử. Theo nhận định của Hội đồng khoa học đơn vị và một số chuyên gia về cổ vật: Hiện vật là bàn nghiền, chất liệu bằng đá Granit, hoa văn điêu khắc nổi hình voi phục chưa được phát hiện tại Ninh Thuận và một số tỉnh thành khác, hiện vật có niên đại khoảng giữa thế kỷ IX - X, đã qua sử dụng, công dụng dùng để nghiền hương liệu pha nước sạch để tắm tượng thần, ban phép trong các nghi lễ trên đền tháp của người Chăm. Hiện vật gồm hai phần (bàn và chày). (i) Bàn biểu trưng cho Yoni (cái), phần đầu: cao 15,5cm, rộng 17cm; phần đuôi: cao 13,5cm, rộng 14cm; nặng 13kg; trang trí khắc nổi hình con voi phục đội trên lưng là...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch 2576 về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội bao gồm trình diễn văn nghệ, giới thiệu nghề thủ công truyền thống và triển lãm văn hoá dân tộc Chăm.
Ninh Thuận hiện có 4 hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia gồm Bia Hòa Lai, Phù điêu Vua Pô Rômê, Bia Phước Thiện và Tượng thờ Vua PôKlong Garai
H.Bác Ái đang tăng cường mở các lớp truyền dạy sử thi, sử dụng nhạc cụ dân tộc để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Raglai.
Các bảo vật quốc gia này đều liên quan đến người Chăm và được bảo quản tại các địa điểm như đền tháp và bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.
Sản phẩm gốm Bàu Trúc được làm hoàn toàn thủ công, mang đậm nét mộc mạc, giản dị và chất phác của người dân nơi đây, với màu sắc và họa tiết độc đáo.