Ninh Thuận đã có bước tiến đáng kể trong phát triển hệ thống thủy lợi, giúp hồi sinh những vùng đất khô cằn và đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
Do tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, Ninh Thuận sẽ phải giảm gần 4.500ha diện tích sản xuất vụ đông xuân 2024 - 2025 nếu không có mưa lớn.
Ngập úng vì hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ Gần 4 năm nay, hệ thống kênh thoát nước của cánh đồng Cửu Chơn ở Ninh Thuận bị bịt kín khiến 14ha ruộng bị ngập nước, không thể canh tác. Ruộng lúa trở thành ao tắm của đàn vịt, trâu bò, thậm chí trở thành nơi chứa rác. Ruộng lúa bỏ hoang Gia đình ông Nguyễn Xuân Tòng ngụ ở thôn Long Bình 1, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có khoảng 3,5 sào lúa trồng ở khu vực phía bắc cánh đồng Cửu Chơn. Cánh đồng Cửu Chơn rộng hơn 14ha của 48 hộ dân phải ngưng sản xuất gần 4 năm nay (Ảnh: Đoàn Sĩ) Mỗi năm, gia đình ông thu 2 vụ, bình quân vụ Đông Xuân được 8-9 tạ/sào, vụ Hè Thu được 6-7 tạ/sào. Tuy nhiên, gần 4 năm nay, do tình trạng ngập úng nên ruộng lúa của gia đình ông đã bỏ hoang. Ông Tòng cho biết, trước đây có 3 hướng để thoát nước cho cánh đồng Cửu Chơn, bây giờ chỉ còn một hướng ra phía kênh Bắc, nhưng cũng đã bị nghẹt bởi lục bình và rác thải. Cùng giống như gia đình ông Nguyễn Xuân Tòng, gia đình ông Mai Trúc, ngụ ở thôn Long Bìn...
Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu nhà thầu tăng ca đẩy nhanh tiến độ thi công và có cam kết về tiến độ thực hiện.
Năm 2020, một phần diện tích đất của cánh đồng Cửu Chơn thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận được chuyển đổi để xây dựng khu tái định cư Long Bình. Thế nhưng, do mương thoát không đồng bộ với mương tiêu nên phần diện tích còn lại của cánh đồng Cửu Chơn luôn bị ngập nước. Đặc biệt, hệ thống mương tiêu và mương thoát nằm ở hai địa phương khác nhau, cơ chế phối hợp còn bất nhất nên kiến nghị của người dân đến nay vẫn chưa được giải quyết. Hệ quả, người dân có đất sản xuất ở cánh đồng Cửu Chơn đành phải bỏ hoang vì nước ngập quanh năm. Hơn 14 ha đất sản xuất cánh đồng Cửu Chơn thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận bỏ hoang do bị ngập úng. Có 3,5 sào đất tại cánh đồng Cửu Chơn thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Trước đây, ông Nguyễn Xuân Tòng ở thôn Long Bình 1, xã An Hải, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận thu hoạch gần 2,8 tấn lúa mỗi năm, nhưng đã 4 năm qua đất của ông phải bỏ hoang vì ngập úng. Ông Nguyễn Xuân Tòng cho biết thêm về nguyên nhân cánh đồng Cửu Chơn ...
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát hạn hán, triển khai phương án phòng chống, vẫn đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi.
Việc hoàn thành đập tạm Tuấn Tú đã giúp người dân có thể tranh thủ xuống giống và cung cấp nước tưới cho 65 ha lúa và 30 ha rau màu.
Đập dâng Tuấn Tú trên sông Lu 2 đã bị sập gẫy vào rạng sáng ngày 1/6 vừa qua, địa phương đang nỗ lực gia cố và đắp bao cát để dâng nước, đồng thời sử dụng máy bơm để lấy nước phục vụ sản xuất. Đơn vị thi công gia cố đập bằng các rọ đá, đắp bao cát để dâng nước. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN) Liên quan đến sự cố vỡ đập dâng Tuấn Tú trên sông Lu 2 đoạn qua địa bàn xã An Hải, huyện Ninh Phước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung khắc phục sự cố để lấy nước tưới phục vụ người dân sản xuất trong vụ Hè Thu 2024. Đập dâng Tuấn Tú có chiều dài 40,3m, chiều cao 1,7m được xây dựng vào năm 1985. Rạng sáng ngày 1/6 vừa qua, lượng nước đổ về trên lưu vực Sông Lu 2 phía hạ lưu cầu Hòa Thạnh, xã An Hải đã gây xói lở, sập gẫy phần thân đập. Do sự cố vỡ đập nên các cống lấy nước tại vị trí đập dâng Tuấn Tú đang bị treo cao hơn so với mực nước trên sông Lu 2 nên không cấp được nước phục vụ sản x...
Tỉnh Ninh Thuận sẽ xây dựng Dự án chống hạn hán, xói mòn, lũ lụt nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu với vốn đầu tư hơn 37 triệu euro (40,4 triệu USD) do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Biến đổi khí hậu đang đe dọa nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của tỉnh Ninh Thuận. Dự án sẽ lắp đặt một đường ống chuyển nước từ hồ Sông Than ở huyện Ninh Sơn đến hồ Lanh Ra ở huyện Ninh Phước với chiều dài khoảng 20km, góp phần nâng cao khả năng chống biến đổi khí hậu và đảm bảo nguồn nước cho tưới tiêu, công nghiệp và dịch vụ du lịch ở khu vực phía Nam của tỉnh. Một hệ thống bền vững và hiệu quả sẽ được hình thành để quản lý, vận hành và bảo trì các cơ sở hạ tầng nước, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, để đối phó với hạn hán và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, mục tiêu của dự án là góp phần phát triển quản lý tài nguyên nước, sử dụng tối đa hiệu quả nguồn nước và điều tiết tài nguyên nước giữa các lưu vực để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu ở một số ...
Dự án tuyến đường ống chuyển nước từ hồ chứa Sông Than tới hồ chứa Lanh Ra góp phần tăng cường khả năng chống chịu, phục hồi và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy hiệu quả phòng, chống hạn. Lượng nước ở hồ Tân Giang dần khô cạn, không đủ tưới cho sản xuất vụ Hè Thu của huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN) Dự án “Chống hạn, xói lở, ngập lụt thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận” sử dụng vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 128/QĐ-TTg ngày 30/01/2024. Tỉnh Ninh Thuận đã thống nhất triển khai dự án bằng việc xây dựng một tuyến đường ống chuyển nước từ hồ chứa Sông Than (huyện Ninh Sơn) tới hồ chứa Lanh Ra (huyện Ninh Phước) với vốn đầu tư trên 37 triệu euro do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng, mục tiêu của dự án là nhằm góp phần phát triển quản lý tổng hợp tài nguyên nước; sử dụng hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên nước; điều tiết nguồn...
Có khí hậu nắng nóng nên thường xuyên xảy ra hạn hán, để giải quyết bài toán về nguồn nước một cách hiệu quả, thời gian qua, bằng nhiều nguồn lực, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi mang tính chiến lược. Ngày đầu tái lập tỉnh (tháng 4/1992), toàn bộ nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu dựa vào hệ thống thủy lợi (HTTL) Nha Trinh - Lâm Cấm. Để giải bài toán an ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), những năm qua tỉnh đã chỉ đạo tiến hành nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tìm kiếm, tiết kiệm và tích trữ nguồn nước. Mục tiêu chung là từng bước hoàn thiện HTTL trên địa bàn tỉnh theo hướng đa mục tiêu phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Để hiện thực “giấc mơ” về nguồn nước, tỉnh đã tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương, huy động nhiều nguồn lực từng bước đầu tư mạng lưới thủy lợi theo lộ trình từng giai đoạn, nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất. Sau 32 năm thực hiện chiến lược phát triển thủy lợi, trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụ...
Bên cạnh cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, các công trình thủy lợi còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, tiêu thoát lũ, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Cụm công trình hồ chứa nước Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ có dung tích 219 triệu m3 đã hoàn thành 98% khối lượng. Dự án hoàn thành sẽ tưới cho 7.480 ha vùng hạ lưu, đồng thời cung cấp nước cho nhiều khu vực tỉnh Ninh Thuận.
Những tháng cuối năm cũng là mùa mưa bão, do đó, việc đảm bảo an toàn hồ, đập không chỉ bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho người dân vùng hạ du mà còn đáp ứng yêu cầu tích nước, điều tiết nước trong mùa khô.
Cụm công trình Hồ chứa nước Sông Cái hiện đã hoàn thành hơn 98% khối lượng, trong đó có nhiều hạng mục đã hoàn thành 100%.
Hàng loạt dự án điện mặt trời trong lòng hồ ở Ninh Thuận dù chưa tổ chức bàn giao mốc chỉ giới phạm vi hoạt động, song chủ đầu tư đã thi công rầm rộ.