Ninh Thuận vươn mình thành trung tâm năng lượng tái tạo quốc gia, cung cấp 42% điện mặt trời cả nước, hướng tới công nghiệp “Net Zero”.
Ninh Thuận đối mặt thách thức kép: gỡ vướng các dự án năng lượng tái tạo đã có chủ và giải quyết chồng lấn để thu hút nhà đầu tư mới.
Sáp nhập Khánh Hòa – Ninh Thuận mở ra “cơ hội vàng” phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch và công nghiệp xanh cho toàn vùng.
Dự án thủy điện tích năng Bác Ái 21.100 tỷ đồng hứa hẹn đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đưa Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero vào 2050.
Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái, Ninh Thuận có công suất 1.200 MW, dự kiến hoàn thành vào năm 2031, giúp ổn định hệ thống điện quốc gia.
Ở tuổi U50, anh Lê Minh Sang, Giám đốc HTX Cây ăn quả Tân Mỹ, quyết tâm chinh phục thử thách mới: Trồng táo gió theo cách 'không giống ai'.
Ninh Thuận mở đấu thầu 23 khu đất thực hiện dự án lớn đến năm 2025, bao gồm đô thị, năng lượng, logistics, và hạ tầng giao thông.
Nông trại Tiên Tiến tại Ninh Thuận ứng dụng mô hình nông nghiệp tuần hoàn, kết hợp năng lượng tái tạo, tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường.
Hơn 90% người dân sống trong khu vực quy hoạch nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 bày tỏ sự đồng thuận với dự án. Họ mong muốn dự án sớm được khởi công và đảm bảo lộ trình triển khai rõ ràng, an toàn, cùng với chính sách hỗ trợ hợp lý. 90% người dân vùng dự án đồng thuận triển khai dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. (Nguồn: cafef.vn)
Ninh Thuận triển khai giám sát 32 dự án chậm tiến độ, yêu cầu thanh tra và đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến, với vốn đầu tư dự kiến lên tới hàng tỷ USD, mang lại lợi ích lớn cho an ninh năng lượng và phát triển kinh tế Việt Nam. Người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận lo lắng điều gì khi dự án trở lại?
Hình ảnh tại xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) - nơi từng quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận trước đây. Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã đồng ý tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển năng lượng của Việt Nam. Chính phủ đang gấp rút chỉ đạo các công việc cần thiết để triển khai dự án này.
Ninh Thuận đang đặt mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, với hai động lực chính là kinh tế biển và kinh tế đô thị. Tuyến đường ven biển dài 106 km từ Công Hải đến Cà Ná đã mở ra cơ hội lớn, biến hàng chục nghìn ha đất hoang hóa thành những vùng đất tiềm năng, thu hút nhiều dự án về điện gió, điện mặt trời và cảng biển. Cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 đã tiếp nhận hai lượt tàu có trọng tải hơn 50.000 tấn cập cảng.
Với tầm nhìn 2050, Ninh Thuận quy hoạch chiến lược, đầu tư mạnh mẽ vào các ngành mũi nhọn, tạo động lực phát triển liên vùng. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1483/QĐ-TTg vào ngày 29/11/2024, chính thức ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch này định hướng Ninh Thuận trở thành một tỉnh phát triển bền vững, có cơ cấu kinh tế đa dạng và năng động.
Đại diện Công ty TNHH 3TI Progetti Asia tại buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: NTV . Công ty TNHH 3TI Progetti Asia đang đẩy mạnh nỗ lực đầu tư vào dự án nhà máy sản xuất hydro tại Ninh Thuận với quy mô lớn và tầm nhìn chiến lược.
Đứng trước xu hướng phát triển bền vững hiện nay, Khu công nghiệp Du Long định hướng trở thành Khu công nghiệp xanh đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận đang dần trở thành tâm điểm về năng lượng tái tạo tại Việt Nam, với tiềm năng vượt trội về điện gió và điện mặt trời. Trước xu hướng phát triển bền vững, Khu công nghiệp (KCN) Du Long tại huyện Thuận Bắc đang định hướng trở thành KCN xanh đầu tiên của tỉnh, với mục tiêu bảo vệ môi trường và nâng cao sức cạnh tranh. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, hướng tới sản xuất xanh KCN Du Long đang tận dụng số giờ nắng cao nhất cả nước của Ninh Thuận – tối đa 3.100 giờ/năm – để nghiên cứu triển khai hệ thống quang điện với công suất dự kiến 49.51 MWp, tích hợp tối đa 20% nguồn năng lượng tái tạo vào tổng sản lượng điện cung cấp. Hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà xưởng của các doanh nghiệp tại KCN Du Long. Ngoài ra, KCN còn phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng bằng ắc quy lithium iron phosphate (LFP), giúp tiết kiệm chi phí điện nhờ vào...
Tổng quan dự an điện mặt trời Phước Thái Cụm nhà máy Điện mặt trời Phước Thái, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, tọa lạc tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Dự án bao gồm ba nhà máy với tổng công suất lên đến 200MW , là một trong những dự án quan trọng thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo của khu vực. Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 1: Công suất 50MW, đã hoàn thành và đi vào vận hành từ năm 2020. Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 2: Công suất 100MW, đang được thi công từ tháng 9/2023 . Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 3: Công suất 50MW, cũng được triển khai thi công cùng thời điểm với Phước Thái 2. Đóng góp quan trọng cho phát triển Năng lượng tái tạo Khi hoàn thành, cụm nhà máy này sẽ bổ sung trên 247 triệu kWh sản lượng điện hàng năm, góp phần đáng kể vào việc giảm lượng khí thải carbon và thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP21 về chống biến đổi khí hậu. Dự án cũng là một phần trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt N...
Ban Quản lý dự án điện 3 đang lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu 02XL-BA với giá trị 4.390 tỷ đồng thuộc Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái giai đoạn 2.
Ninh Thuận gây bất ngờ khi lọt vào top 10 thu hút vốn FDI, vượt qua thách thức khí hậu khắc nghiệt và vươn lên tầm quốc tế.
Khu công nghiệp Thành Hải, TP. Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận, từng được biết đến với khí hậu khô cằn, nắng gió và sa mạc hóa, giờ đây đã lột xác mạnh mẽ. Những yếu tố bất lợi về điều kiện tự nhiên đã được địa phương này tận dụng để phát triển năng lượng tái tạo, khu công nghiệp và du lịch, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn. Khu công nghiệp Du Long, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Khu công nghiệp và hạ tầng phát triển đồng bộ Hạ tầng tại Ninh Thuận, đặc biệt là Khu công nghiệp Thành Hải và Du Long, đang ngày càng được đầu tư mạnh mẽ. Việc hoàn thiện các tuyến đường kết nối liên vùng như Đường nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1 và Cảng biển tổng hợp Cà Ná đã giúp tỉnh tháo gỡ điểm nghẽn về giao thông, đồng thời tạo điều kiện thu hút nhiều dự án mới. Cảng tổng hợp Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận có thể tiếp nhận các tàu trọng tải lớn. Cùng với đó, các dự án phát triển thủy điện, hồ chứa nước và hệ thống cung cấp nước cũng giúp Ninh Thuận vượt qua những thách thứ...