Ninh Thuận công bố hai bảo vật quốc gia mới tại ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI
Ninh Thuận công bố hai bảo vật quốc gia mới tại ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa Dân tộc Chăm lần thứ VI, diễn ra từ ngày 27 đến 29/9, tỉnh Ninh Thuận sẽ vinh dự công bố hai bảo vật quốc gia mới: Tượng thờ vua Pô Klong Garai và Bia Phước Thiện. Bia Phước Thiện hiện đang được trưng bày, phục vụ người dân, du khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: CLO . Chiều ngày 9/9, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Hà Nội), buổi họp báo giới thiệu Ngày hội đã được tổ chức. Tại đây, đại diện Bộ cho biết, trong đêm khai mạc, quyết định công nhận hai bảo vật quốc gia mới sẽ chính thức được công bố. Tượng thờ vua Pô Klong Garai, có niên đại từ thế kỷ 13-14, là tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch, bao gồm bệ Yoni và trụ Linga có hình mặt thần, được người Chăm thờ phụng tại đền tháp Pô Klong Garai ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Vua Po Klong Garai từng trị vì vương quốc Champa từ năm 1151-1205, được nhớ đến như một vị vua tài ba và có tầm ảnh hưởng lớn. Tượng thờ vua Pô Klong Garai. Ảnh: CLO . Bia ký Phước Thiện, được...

Để tiếng đàn Chapi còn vang mãi
Để tiếng đàn Chapi còn vang mãi

Đàn Chapi là nhạc cụ truyền thống độc đáo của người Raglai ở huyện miền núi Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận. Cây đàn Chapi đã gắn bó với cộng đồng người Raglai qua nhiều thế hệ, trở thành một nét đẹp văn hoá của người Raglai ở vùng đất nắng gió này. Trong dòng chảy của nhịp sống hiện đại, đàn Chapi vẫn đang được một số nghệ nhân ở Bác Ái gìn giữ và lưu truyền với mong muốn những âm thanh độc đáo của nhạc cụ này sẽ còn vang mãi... Một số nhạc cụ truyền thống của người Raglai trong đó có đàn Chapi (giữa). Món ăn tinh thần của người Raglai Trong một Hội nghị gặp mặt giao lưu các văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số tại Hà Nội, chúng tôi đã được xem và nghe nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Mai Thắm đến từ thôn Ma Oai, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận chơi đàn Chapi. Nghệ nhân vừa chơi đàn vừa ngân nga bài ca bằng tiếng Raglai mà ông học thuộc được từ thời thơ ấu. Âm thanh từ cây đàn Chapi phát ra nhịp nhàng, lúc trầm lúc bổng, văng vẳng âm điệu núi rừng. NNƯT Mai Thắm cho biết, xưa kia Mã la (mộ...

Bảo tồn di sản: Nâng cao giá trị văn hóa và du lịch tại Ninh Thuận
Bảo tồn di sản: Nâng cao giá trị văn hóa và du lịch tại Ninh Thuận

Đình Long Bình được xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp tỉnh Trong nửa đầu năm 2024, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Ninh Thuận đã đạt được những thành tựu đáng kể, làm nổi bật sự hòa quyện giữa di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và thiên nhiên tuyệt đẹp của tỉnh. Di tích Tháp PoKlong Garai ở Ninh Thuận thu hút du khách tới tham quan. Sự quan tâm đến di sản văn hóa đã thu hút gần 676.300 lượt khách đến tham quan Bảo tàng và di tích tháp Pô Klong Garai, mang lại doanh thu hơn 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, các đoàn học sinh, sinh viên, với tổng cộng 31.318 người từ 135 đoàn, đã được phục vụ miễn phí, góp phần giáo dục và truyền bá giá trị văn hóa đến thế hệ trẻ. Ninh Thuận đang không ngừng nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh cho đình Long Bình, xã An Hải (Ninh Phước). Đặc biệt, lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn đã được tổ chức, tôn vinh nét ...

Hiến tặng hiện vật nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử
Hiến tặng hiện vật nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử

Hình ảnh hiện vật. Ông Phú Minh Mạng (sinh 1974) ở thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, đang sở hữu một bộ bàn nghiền bằng đá. Nhận thấy đây là hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm, nên ông quyết định hiến tặng cho Trung tâm NCVH Chăm tỉnh Ninh Thuận để phục vụ trong công tác trưng bày, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử. Theo nhận định của Hội đồng khoa học đơn vị và một số chuyên gia về cổ vật: Hiện vật là bàn nghiền, chất liệu bằng đá Granit, hoa văn điêu khắc nổi hình voi phục chưa được phát hiện tại Ninh Thuận và một số tỉnh thành khác, hiện vật có niên đại khoảng giữa thế kỷ IX - X, đã qua sử dụng, công dụng dùng để nghiền hương liệu pha nước sạch để tắm tượng thần, ban phép trong các nghi lễ trên đền tháp của người Chăm. Hiện vật gồm hai phần (bàn và chày). (i) Bàn biểu trưng cho Yoni (cái), phần đầu: cao 15,5cm, rộng 17cm; phần đuôi: cao 13,5cm, rộng 14cm; nặng 13kg; trang trí khắc nổi hình con voi phục đội trên lưng là...