Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển và phát triển năng lượng tái tạo
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển và phát triển năng lượng tái tạo

Ninh Thuận đang đặt mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, với hai động lực chính là kinh tế biển và kinh tế đô thị. Tuyến đường ven biển dài 106 km từ Công Hải đến Cà Ná đã mở ra cơ hội lớn, biến hàng chục nghìn ha đất hoang hóa thành những vùng đất tiềm năng, thu hút nhiều dự án về điện gió, điện mặt trời và cảng biển. Cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 đã tiếp nhận hai lượt tàu có trọng tải hơn 50.000 tấn cập cảng.

Ninh Thuận: Xây dựng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Ninh Thuận: Xây dựng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm phát triển nhanh gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng KH-CN, phát triển nền kinh tế số, xanh, kinh tế tuần hoàn…; xây dựng phát triển vùng kinh tế phía nam thành vùng kinh tế mới trọng điểm của Ninh Thuận. Mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân đạt 10-11%/ năm, GRDP bình quân đầu người đạt 200 triệu đồng. Tỉnh cũng đặt mục tiêu phấn đấu kinh tế số chiếm 30% GRDP vào năm 2030. Trong đó, ngành năng lượng, năng lượng tái tạo phấn đấu đến năm 2030 chiếm khoảng 12% GRDP. Tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên nắng, gió để phát triển điện mặt trời, điện gió, điện gió ven bờ và ngoài khơi, điện khí LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng), nguồn năng lượng mới… Cảng biển Cà Ná đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: TN Ngoài ra, Ninh Thuận ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với khu vực cảng biển,...